0886920886

7 lỗi điện nước thường gặp và cách phòng tránh ngay từ khi XÂY NHÀ

Lắp đặt đường ống thoát nước kích thước lớn ngay từ khi xây thô công trình Chung cư mini Yên Xá (Nhà Mới thi công)

Hệ thống điện nước là “mạch sống” của một ngôi nhà. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều lỗi điện nước thường gặp gây bất tiện trong quá trình sử dụng và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Việc khắc phục ngay từ khi xây nhà sẽ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, đảm bảo an toàn và tiện nghi lâu dài.

Dưới đây là 7 lỗi điện nước thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả khi xây nhà trọn gói.

1. Không xác định được vị trí đường điện, đường nước âm tường

Lỗi phổ biến: Sau khi hoàn thiện nhà, nhiều gia chủ không nhớ hoặc không lưu hồ sơ kỹ thuật, dẫn đến khó khăn khi sửa chữa, khoan đục nhầm gây hỏng hóc.

Nguyên nhân:

  • Không có thiết kế điện nước (Bản vẽ ME) hoặc Không hoàn công đường điện nước sau khi thi công

Giải pháp:

  • Ghi chú lại toàn bộ sơ đồ hệ thống điện nước âm tường.

  • Lưu trữ bản vẽ kỹ thuật (ME) hoặc yêu cầu đơn vị xây nhà trọn gói bàn giao hồ sơ hoàn công.

  • Chụp ảnh các vị trí đi đường âm trước khi trát tường hoặc ốp lát.

Bản vẽ bố trí đường nước khi xây nhà trọn gói Nhà Mới
Bản vẽ bố trí đường nước khi xây nhà trọn gói Nhà Mới

2. Bố trí ổ cắm không đủ tải thiết bị hoặc sai vị trí

Lỗi phổ biến: Ổ cắm quá ít, không đúng tầm với, gây bất tiện khi sử dụng hoặc không đủ tải cho các thiết bị như máy giặt, lò vi sóng, điều hòa.

Nguyên nhân:

  • Không tính toán công suất, phụ tải điện sử dụng cho từng khu vực công năng.

Giải pháp:

  • Lên danh sách thiết bị điện và vị trí sử dụng từ đầu để triển khai thi công ổ cắm phù hợp.

  • Tính toán tải trọng thiết bị, sử dụng dây dẫn, ổ cắm có công suất phù hợp.

  • Bố trí ổ cắm tại các vị trí chuẩn chiều cao và an toàn, đặc biệt ở khu vực bếp, nhà tắm.

3. Đường nước âm tường bị rò rỉ, thấm ra tường

Đường nước âm tường bị rò rỉ gây mốc tường. Cần tránh rủi ro chất lượng ngay từ khi xây nhà
Đường nước âm tường bị rò rỉ gây mốc tường. Cần tránh rủi ro chất lượng ngay từ khi xây nhà

Lỗi phổ biến: Nước thấm loang tường, gây bong tróc sơn, ẩm mốc – hậu quả từ việc thi công ẩu hoặc sử dụng vật tư kém chất lượng.

Nguyên nhân:

  • Xử lý mỗi nối ống chưa đúng kỹ thuật.
  • Không thử áp, thử kín đường ống trước khi trát tường

Giải pháp:

  • Sử dụng ống nước chất lượng cao, hàn nhiệt đúng kỹ thuật.

  • Kiểm tra áp lực nước trước khi bàn giao.

  • Thực hiện test kín (áp lực) toàn bộ hệ thống trước khi trát tường, lắp đặt thiết bị.

4. Hệ thống điện chập chờn, mất ổn định

Lỗi phổ biến: Điện nhấp nháy, mất nguồn, gây hư hỏng thiết bị và phiền toái khi sử dụng.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng dây diện, thiết bị điện kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
  • Không tính toán nhu cầu sử dụng trước khi thi công thực tế.

Giải pháp:

  • Thiết kế hệ thống điện khoa học, chia tải rõ ràng theo từng khu vực.

  • Dùng dây dẫn đúng tiết diện, đảm bảo an toàn khi tải cao.

  • Sử dụng tủ điện có aptomat riêng cho từng tầng/khu vực để dễ dàng điều chỉnh, sửa chữa khi cần thiết.

Xem thêm hình ảnh công trình – vật tư được sử dụng khi Nhà Mới xây nhà trọn gói => https://www.youtube.com/watch?v=O76XkQ4INv8

5. Thiết bị điện bị chập cháy khi có sét

Bản thiết kế hệ thống tiếp địa chống sét cho công trình xây nhà trọn gói Nhà Mới
Bản thiết kế hệ thống tiếp địa chống sét cho công trình xây nhà trọn gói Nhà Mới

Lỗi phổ biến: Những ngày mưa bão, nhiều thiết bị điện bị cháy do không có hệ thống chống sét lan truyền.

Nguyên nhân:

  • Không lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét cho công trình.

Giải pháp:

  • Thiết kế hệ thống chống sét lan truyền cho tủ điện tổng.

  • Đối với nhà cao tầng, nên lắp đặt cọc tiếp địa hoặc kim thu sét.

  • Tắt bớt thiết bị không cần thiết khi trời mưa lớn.

Lưu ý:

  • Việc lắp đặt hệ thống tiếp địa, chống sét cần có thiết kê svà tính toán của đơn vị có chuyên môn, không tự ý lắp đặt theo kinh nghiệm, có thể gây phản tác dụng, nguy hiểm đến công trình và con người.
Bảng thống kê vật tư thiết bị điện trong hồ sơ bố trí điện khi xây nhà trọn gói Nhà Mới
Bảng thống kê vật tư thiết bị điện trong hồ sơ bố trí điện khi xây nhà trọn gói Nhà Mới

6. Hệ thống thoát nước thải bị tắc nghẽn

Lắp đặt đường ống thoát nước kích thước lớn ngay từ khi xây thô công trình Chung cư mini Yên Xá để tránh các lỗi điện nước thường gặp ảnh hưởng đến quá trình sử dụng (Nhà Mới thi công)
Lắp đặt đường ống thoát nước kích thước lớn ngay từ khi xây thô công trình Chung cư mini Yên Xá để tránh các lỗi điện nước thường gặp ảnh hưởng đến quá trình sử dụng (Nhà Mới thi công)

Lỗi phổ biến: Chậu rửa, bồn cầu, nhà vệ sinh, sân thượng thoát nước chậm hoặc bị tắc gây mất vệ sinh, ảnh hưởng sinh hoạt.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng ống thoát nước đường kính nhỏ, không phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
  • Độ dốc đường thoát không đảm bảo thoát nước.
  • Sử dụng cút góc 90 độ ở các vị trí gấp khúc (giảm tốc độ thoát nước), thi công không đảm bảo kỹ thuật.

Giải pháp:

  • Thiết kế đường thoát nước đủ độ dốc tối thiểu > 2%

  • Sử dụng ống  thoát nước đường kính đúng tiêu chuẩn, tối thiểu > D76, lắp bẫy mùi ngăn hôi.

  • Sử dụng đầu chếch để đảm bảo khả năng thoát nước cho hệ thống.
  • Định kỳ kiểm tra, lắp lưới chắn rác tại các miệng thoát.

7. Nhà vệ sinh có mùi hôi dù đã sử dụng bồn cầu kín

Lỗi phổ biến: Mùi khó chịu trong WC khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng, dù hệ thống đã hoàn chỉnh.

Nguyên nhân:

  • Thiếu thông hơi khu vực bể phốt, thiếu quạt hút gió trong WC.
  • Thiếu thông hơi trục ống thoát nước thải.
  • Thiếu hố ga, đấu nối trực tiếp ra hệ thống thoát chung.

Giải pháp:

  • Lắp đặt thông hơi bể phốt, ống thông khí (vent) cho đường thoát nước thải.
  • Xây dựng hố ga ngoài nhà (nên thiết kế bố trí từ khi xây dựng)
  • Sử dụng thiết bị vệ sinh có bẫy nước chuẩn.

  • Chống thấm kỹ khu vực sàn và tường nhà vệ sinh ngay từ đầu.

Kết luận

Để tránh những lỗi điện nước thường gặp, việc thiết kế và thi công điện nước chuẩn kỹ thuật ngay từ khi xây dựng là giải pháp tối ưu nhất.

Đơn vị xây nhà trọn gói uy tín sẽ giúp bạn thiết kế – tính toán hệ thống điện nước tương ứng với công năng, kiểm soát tốt chất lượng thi công và tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau.

Một số câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Nên chọn ống nước loại nào để tránh rò rỉ âm tường?
Nên chọn ống PPR hàn nhiệt chất lượng cao và thi công đúng kỹ thuật.

2. Bao nhiêu ổ cắm là đủ cho một phòng?
Tuỳ theo diện tích và nhu cầu sử dụng. Thường 1 phòng ngủ cần ít nhất 3 – 4 ổ cắm, phòng khách 4 – 6 ổ cắm.

3. Làm sao biết được đường điện nước âm tường ở đâu để tránh khoan trúng?
Chụp ảnh, lưu bản vẽ kỹ thuật, hoặc gắn nhãn đánh dấu tại các vị trí dễ nhớ trước khi hoàn thiện.


Nếu bạn cần hỗ trợ xây nhà trọn gói với hệ thống điện nước được thiết kế và thi công bài bản, Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nhà Mới sẵn sàng đồng hành!

👉 Liên hệ Nhà Mới – xaydungnhamoi.vn để được tư vấn tận tâm từ bước khảo sát móng đến bàn giao hoàn thiện.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NHÀ MỚI

  • Văn phòng GDSố 25 – LK18 Khu Đô Thị Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội. 
  • Hotline0886 92 0886 – 0975 92 0886 (zalo).

 

Chia sẻ kinh nghiệm xây nhà trọn gói 2025 giúp bạn tránh những sai lầm thường gặp, tiết kiệm chi phí và tối ưu công năng sử dụng ngay từ khâu thiết kế.

Khám phá xu hướng thiết kế thi công trọn gói theo phong cách hiện đại, phù hợp với các mẫu nhà phố 2025 – đẹp, tiện nghi và dễ thi công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status