Nền nhà bị phồng rộp không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu tổng thể của công trình, gây ra nhiều phiền toái cho các gia đình.
Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng Xây nhà trọn gói tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Nguyên nhân khiến nền nhà bị phồng rộp
Hiện tượng nền nhà bị phồng rộp, nứt nẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến nền nhà bị phồng rộp được tổng hợp:
- Nền nhà bị sụt lún: Sau quá trình sử dụng lâu dài, nền nhà có thể bị sụt lún, gây ra nền nhà bị phồng rộp và nứt nẻ.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, các viên gạch giãn nở nhưng không có không gian để giãn, khiến chúng va chạm vào nhau và gây phồng.
- Kỹ thuật lát nền chưa chuẩn: Thợ lát xi măng không đều vào mặt dưới gạch. Khi xi măng và gạch lát nền cùng giãn nở, hiện tượng phồng rộp có thể xảy ra.
- Vữa cán nền khô: Lớp vữa cán nền hút hết nước xi măng khi tưới hồ dầu (nước xi măng) lên bề mặt, dẫn đến bám dính giữa gạch và lớp vữa không đủ chắc chắn. Trước khi thi công, nếu gạch lát không được ngâm nước đủ hoặc ngâm quá lâu, lớp vữa sẽ hút hết độ ẩm trong gạch khiến gạch giòn và dễ vỡ.
- Hồ dầu quét dưới mặt gạch không đủ: Khi đổ nước hồ dầu lên nền mà thợ không lát ngay mà để một khoảng thời gian 20-30 phút mới lát, độ gắn kết giữa lớp vữa và gạch không còn nữa hoặc chỉ gắn kết tạm thời. Khi sử dụng và đi lại trên đó, viên gạch sẽ bị bong hoặc vỡ ra.
- Khoảng cách giữa các viên gạch không đều: Khi các viên gạch được lát sát nhau, sau một thời gian, chúng giãn nở vì nhiệt và va vào nhau gây nứt vỡ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm: Ở nước ta, nền nhà bị tác động mạnh bởi sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, dẫn đến sự co giãn không đồng đều của các loại vật liệu xây dựng, khiến nền nhà dễ bị phồng hoặc vỡ.
Cách xử lý hiện tượng nền nhà bị phồng rộp, nứt nẻ
Để khắc phục hiện tượng nền nhà bị phồng rộp, mình thường căn cứ vào tình trạng cụ thể để lựa chọn giải pháp tốt nhất. Hiện tượng gạch lát nền nhà phồng rộp có thể được chia thành hai tình trạng:
- Gạch đã bị phồng lên nhưng chưa bị vỡ hoặc bong ra.
- Gạch đã bị vỡ hoặc bong lên.
Trường hợp 1: Gạch bị phồng nhưng chưa vỡ hoặc bong ra
Nếu gạch chưa bị bong và chưa vỡ thì việc thay thế toàn bộ sàn là không cần thiết. Bởi làm vậy sẽ rất tốn kém, đặc biệt khi sử dụng gạch cao cấp. Phương án xử lý như sau:
- Bước 1: Kiểm tra xung quanh vị trí các viên gạch bị phồng.
- Bước 2: Sử dụng mũi khoan nhỏ, thường là mũi khoan số 6.
- Các mũi khoan cần sắc và mới để khoan lên nền viên gạch bị phồng rộp.
- Khoan sâu với kích thước 1.5 cm.
- Bước 3: Sử dụng bơm hơi để thổi sạch mùn vữa gạch.
- Bước 4: Bơm hóa chất xuống vị trí viên gạch bị rộp thông qua lỗ vừa khoan.
- Có thể khoan thêm mũi bên cạnh để bổ sung hóa chất nếu lỗ khoan đầu tiên không đủ.
- Hóa chất sử dụng có thể là vữa bơm ống gen cáp dự ứng lực hoặc vữa không co ngót (Sika).
- Bước 5: Chờ phần hóa chất đã bơm khô.
- Sử dụng xi măng trắng hoặc xi măng màu tương đồng với màu gạch để che đi phần mũi khoan.
- Bước 6: Vệ sinh bề mặt vừa thi công.
Xem thêm: Cách chống thấm hiệu quả
(2) Trường hợp 2: Gạch đã bị vỡ hoặc bong lên
Nếu nền nhà phồng rộp kèm theo bị vỡ và bung lên khỏi sàn nhà, phương án tối ưu là thay thế toàn bộ phần gạch bị rộp. Cách thức thực hiện như sau:
- Bước 1: Kiểm tra và xác định toàn bộ các viên gạch bị vỡ.
- Bao gồm các viên đã bong lên hoặc các viên gạch xung quanh vị trí bị bong.
- Điều này đảm bảo không phát sinh vấn đề sau khi hoàn thành sửa chữa.
- Bước 2: Sử dụng máy cắt, cắt theo đường mạch xung quanh các viên gạch bị rộp.
- Bước 3: Sử dụng dụng cụ để đục toàn bộ các vị trí gạch đã bị rộp. Chú ý đục sâu xuống nền vữa cũ từ 3 – 5 cm.
- Bước 4: Trộn vữa mác 50 và cán nền cho bằng phẳng với nền của các viên gạch cũ.
- Bước 5: Hòa thêm nước xi măng đổ lên nền vữa, sau đó tiến hành thi công ốp lát gạch.
- Bước 6: Vệ sinh toàn bộ vị trí vừa thi công, sau đó trét mạch.
Hiện tượng nền nhà bị phồng rộp và nứt nẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu và độ bền vững của công trình. Việc nhận biết nguyên nhân và áp dụng đúng phương pháp khắc phục là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho ngôi nhà.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được cách xử lý và phòng tránh hiện tượng nền nhà phồng rộp, góp phần mang lại sự bền vững và đẹp mắt cho công trình của mình.
Mọi thông tin liên hệ :
🏢 𝐕𝐏𝐆𝐃: 𝐒𝐨̂́ 𝟐𝟓 – 𝐋𝐊𝟏𝟖 𝐊Đ𝐓 𝐕𝐚̆𝐧 𝐊𝐡𝐞̂, 𝐋𝐚 𝐊𝐡𝐞̂, 𝐇𝐚̀ Đ𝐨̂𝐧𝐠, 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢.
☎ 𝐇𝐎𝐓𝐋𝐈𝐍𝐄: 𝟎𝟖𝟖𝟔 𝟗𝟐 𝟎𝟖𝟖𝟔 (𝐙𝐀𝐋𝐎) 📲