Ép cọc ly tâm là một phương pháp được sử dụng nhiều hiện nay. Nhưng bạn đã biết ưu nhược điểm của ép cọc ly tâm D300 chưa?
Ưu nhược điểm của ép cọc ly tâm D300
Ép cọc ly tâm được coi là một trong những phương pháp ép cọc bê tông thường được sử dụng nhất trong công trường thi công móng. Đây là phương pháp được nhiều chủ đầu tư sử dụng thi công nền móng giúp công trình trở nên vững chắc. Vậy ưu nhược điểm của ép cọc ly tâm D300 là gì? Trong bài viết dưới đây Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của các bạn nhé!
Ép cọc ly tâm là gì?
Ép cọc ly tâm còn gọi là thi công ép cọc bê tông ly tâm. Đây chính là phương pháp sử dụng loại máy ép chuyên dụng để đẩy những loại cọc bê tông được đúc sẵn xuống lòng đất. Loại cọc bê tông ly tâm này là loại cọc được thiết kế để có thể chống chịu được tải trọng lớn của các công trình lớn mà không bị nứt vỡ.
Cọc bê tông ly tâm được đổ bằng phương pháp quay ly tâm, cái cốt thép ở đây là cốt thép dự ứng lực và cường độ cao.
Cọc ly tâm có dạng hình tròn, chúng được đổ theo phương thức quay ly tâm, được bỏ vào lò hơi ở nhiệt độ khoảng 96 độ C. Phần lõi bên trong thay vì chứa cốt thép thì được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực.
Những ưu nhược điểm của ép cọc ly tâm D300
Trước hết chúng ta sẽ phân tích những ưu điểm của chúng:
Ưu điểm
- Được sản xuất với công nghệ cao, luôn luôn đảm bảo chất lượng
Vì được sản xuất với công nghệ cao, nên đầu ra vô cùng đảm bảo. Do đó khi mà chúng ta nhìn vào cọc bê tông ly tâm này thì thấy nó rất chắc chắn.
Vì cái bê tông mà chúng tôi sử dụng được sản xuất bằng công nghệ quay tâm. Ưu điểm của nó là cái bê tông sẽ đặc, chắc chắn và cái mác bê tông cao.
Hiện tại thì cái mác bê tông của cái cọc bê tông ly tâm thấp nhất của mác 600, còn có mác 800. Đối với cọc vuông thì mác của chúng chỉ từ khoảng 200 đến 300.
- Chất liệu thép cường độ cao
Thép ở trong cọc ly tâm là thép cường độ cao, vì vậy cây thép nó rất là nhỏ. Đầu cọc của chúng thường có những cái sát hàn bản mã. Trên những chiếc cọc có những cái lỗ ngoài nhằm mục đích vận chuyển cầu lắp thì còn là hàn cái mũi để ép bê tông của cái cọc sao cho nó phẳng, lúc nhìn sẽ rất phẳng và đẹp mà mác nó cao.
- Sử dụng rất tốt cho nền đất xấu
Các cọc tâm thì nhìn nó nó, nó thấy nó đảm bảo hơn, chắc chắn là các bạn nhìn nó chất lượng hơn là cái gọng vuông và tất nhiên là cái giá thành của nó sẽ cao hơn. tiền nào thì của nấy.
cái cọc ly tâm này thì đối với các nhà lớn một chút và nền đất xấu để chúng ta có thể sử dụng cái còng ly tâm. Còn về bình thường thì chúng ta sử dụng cái cọc vuông là nó cũng đảm bảo đúng. Các bạn cọ vuông của chúng ta thì chúng ta đủ tải và nó cũng đảm bảo rồi, còn thì chúng ta có điều kiện.
- Tiết kiệm hơn, chất lượng tốt, giá thành rẻ
Cọc ly tâm thì thông thường chúng ta chỉ cần đến hai cọc là đủ. Một số những công trình họ không sử dụng cọc ly tâm mà sử dụng cọc vuông thì phải cần đến 3 cọc vuông, tính toán khi sử dụng cọc ly tâm chỉ cần 2. Và đương nhiên, khi tính giá 3 cọc vuông đôi khi sẽ đắt hơn 2 cọc ly tâm.
- Chịu uốn chịu dẻo cao
Ở đầu trụ có lực rất cao, khi ta kéo tải trọng theo thiết kế thì chúng biến dạng dư rất thấp
- Khả năng chống nứt, chống ăn mòn, chống thấm cao
Bê tông được ứng suất trước kết hợp cùng với lịch quay tâm vì vậy khả năng chống nước, chống ăn mòn, chống thấm khá cao
- Dễ dàng trong việc di dời vận chuyển thi công và lắp ráp
Vì được sử dụng chất liệu là bê tông và cốt thép cường độ cao vì vậy tiết diện cột thép giảm, khối lượng cũng nhẹ hơn
- Chiều dài cọc được thiết kế linh hoạt
Có đa dạng chiều dài vì vậy việc thiết kế cũng trở nên linh hoạt hơn.
- Tiết kiệm nhiều thời gian trong quá trình thi công
Với những thiết kế, chất liệu cao cấp, tất cả đều đáp ứng cho việc thi công trở nên nhanh hơn. Vừa tiết kiệm thời gian cho bên xây dựng, vừa tiết kiệm thời gian cho gia chủ.
Nhược điểm
Nhược điểm của cọc ống bê tông ly tâm tiền áp như sau:
- Cọc có thể bị nứt ra khi vận chuyển, dựng lắp nếu sơ đồ vận chuyển, lắp cọc thực tế có thể khác với sơ đồ vận chuyển, dựng lắp cọc trong thiết kế và tính toán.
- Phần đầu cọc có thể bị nứt ra, bị vỡ khi đóng cọc nếu thiết kế gia cố đầu
- Cọc có thể không đủ, khi thi công đóng cọc lựa chọn búa nhẹ, có chiều cao rơi lớn gây ra lực va đập mạnh lên trên đầu cọc.
- Có thể xuất hiện những vết nứt dọc thân cọc khi đóng cọc, cọc không đảm bảo.
- Dưới sự tác động của tải trọng ngang, cọc có thể bị dịch chuyển ngang nhiều nếu có sự không phù hợp của cấu tạo liên kết giữa đầu cọc ống và đài cọc với đặc điểm của công trình (dân dụng, giao thông, thủy lợi,…).
- Cần phải đổ thêm bê tông ở đầu cầu ly tâm nhằm kết nối với móng rạch vì vậy quá trình thi công móng nó sẽ lâu hơn cọc vuông, cọc vuông thì chỉ cần cắt đầu cọc và chờ thép pin.
Trên đây là những ưu nhược điểm của ép cọc ly tâm D300 mà các bạn cần phải lưu ý vì có thể mỗi công trình sẽ cần cọc ly tâm khác nhau.
So sánh lựa chọn cọc ly tâm D300 với cọc vuông bê tông cốt thép 250×250, 300×300
- Cọc ly tâm: độ chịu lực cao hơn từ 80 tấn -120 tấn, giá thành cao hơn, yêu cầu mặt bằng rộng 5m trở lên, sử dụng rộng rãi với nền đất cứng
- Cọc vuông: độ chịu lực cao hơn từ 60 tấn -90 tấn, giá thành thấp hơn, yêu cầu mặt bằng rộng 4m trở lên, cọc vuông có khả năng chịu lực nén dọc trục bền bỉ và ổn định hơn nhiều lần so với cọc ly tâm
- Cọc vuông sẽ có phần đắt đỏ hơn so với cọc ly tâm
=> Tùy vào công trình nhà phố chúng ta lựa chọn cọc vuông hay cọc ly tâm.
Kết luận
Bài viết trên đây là những thông tin quan trọng về ép cọc ly tâm đồng thời cũng nêu lên những ưu nhược điểm của ép cọc ly tâm D300. Từ đó chúng tôi rất mong bạn sẽ có có những phương thức phù hợp để có thể xây nhà tốt nhất.
Đừng quên đón đọc các bài viết tư vấn xây nhà của Kiến Trúc Nhà Mới để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.
Mời bạn tham khảo thêm các thông tin về tư vấn xây nhà tại đây:
- CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NHÀ MỚI
- Văn phòng GD: Số 25 – LK18 Khu Đô Thị Văn Khê, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội.
- Hotline: 0886 92 0886 (zalo).
- Website: https://xaydungnhamoi.vn/