0886920886

Top 2 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất

Nhà vệ sinh là một phần không thể thiếu của công trình. Nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình.

Tuy nhiên đây cũng là khu vực dễ phát sinh nhiều rắc rối nhất.

Do đặc thù thường xuyên tiếp xúc với nước nên nhà vệ sinh là nơi dễ sinh ra hiện tượng thấm dột ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn về cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, triệt để.

Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

I.Nguyên nhân thấm dột nhà vệ sinh

Trên thực tế vấn đề thấm dột ở nhà vệ sinh không phải là điều hiếm gặp.

Bởi lẽ ngay từ khâu thiết kế thi công, cho đến các hoạt động sử dụng sử dụng nhà vệ sinh đều mang đến những nguy cơ khiến công trình bị thấm dột.

Chúng ta có thể liệt kê ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chống thấm trong nhà vệ sinh như sau:

  • Hệ thống ống nước cấp, ống nước thoát nằm âm sàn bị vỡ hoặc rò rỉ trong thời gian sử dụng nước bắt đầu thấm. Nhẹ thì chỉ ố mốc vàng, nặng thì chảy nhỏ giọt hoặc thành dòng khiến cho trần nhà hư hỏng như trần thạch cao, trần nhựa sập sệ.
  • Thiết bị nhà vệ sinh bị chảy nước do hư hỏng (bồn rửa mặt lavabo, bồn cầu, vòi sen, bồn tắm…..)
  • Trong quá trình thi công nhà thầu không xử lý kỹ trong khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, không được chống thấm kỹ, không đúng kỹ thuật chống thấm khi tiến hành hoàn thiện.
  • Đối với những ngôi nhà đã đưa vào sử dụng nhiều năm thì tình trạng xuống cấp là điều tất yếu, hiện tượng thấm dột cũng theo đó mà xuất hiện.
Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, bền đẹp
Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, bền đẹp

II.Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Với rất nhiều năm hoạt động về lĩnh vực xây dựng cũng như đã xử lý chống thấm cho rất nhiều nhà vệ sinh từ đơn giản đến phức tạp.

Chúng tôi giới thiệu tới các bạn 2 cách để xử lý chống thấm trong nhà vệ sinh như sau:

1.Xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để bằng màng chống thấm

Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm chia ra làm 2 giải pháp.

  • Thứ nhất: dùng màng tự dính
  • Thứ hai : dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh

Đây là 2 loại vật liệu chống thấm tốt nhất, cho hiệu quả ngăn nước gần như tuyệt đối. Chính vì thế với các công trình đối mặt với nguy cơ thấm dột nghiêm trọng như nhà vệ sinh thì đây rõ ràng là phương án được ưu tiên hàng đầu.

Ưu điểm của phương pháp chống thấm dột nhà vệ sinh bằng màng chống thấm:

+ Hiệu quả ngăn nước triệt để toàn diện

+ Tuổi thọ cao, lâu năm

+ Thi công nhanh chóng trong thời gian ngắn

Sau đây là quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Nguyên lý chống thấm: Nguyên lý của phương pháp này đó là làm sạch bề mặt, quét lớp lót Primer gốc bitum và khò để nhựa bitum lỏng thấm đều vào bề mặt sàn rồi lăn màng chống thấm. Sau đó trát xi măng cát để bảo vệ lớp màng.

Các bước cụ thể trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm

Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay bám dầu mỡ, …
Các chỗ lồi lõm cần được đục bỏ và trát lại bằng phẳng bằng vữa pha trộn phụ gia
Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm

Bước 3: Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn

Bước 4: Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn, đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.

Bước 5: Tại những chỗ cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị nước rò rỉ ra.

Bước 6: Tại các chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20 cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm dột.

Bước 7: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong thì tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.

Đối với chống thấm bằng màng tự dính đây cũng là kỹ thuật được nhiều nhà thầu lựa chọn trong thời gian gần dây. Đặc biệt với những ưu điểm nổi trội thì màng tự dính vẫn là giải pháp tối ưu cho nhiều công trình tương lai.

Màng chống thấm tự dính là vật liệu chống thấm được tổng hợp từ chất liệu Polyme kết hợp với Bitum tạo thành dạng tấm phẳng… Bề mặt trước được phủ lớp hạt HDPE, mặt sau được bao phủ bởi lớp silicon. Tất cả tạo nên tấm màng có khả năng chống thấm nước, chống lại sự oxi hóa cũng như sự ăn mòn và va đập cơ học.

Để đảm bảo hiệu quả thi công tối ưu, chúng ta chỉ cần tuân thủ đúng quy trình xử lý cơ bản.

1.1 . Khâu chuẩn bị thi công
Bề mặt thi công cần được xử lý trước khi tiến hành. Đối với công trình còn mới, thường chỉ cần dọn sạch chướng ngại vật, bụi bẩn. Đối với công trình cũ, phải làm sạch vôi vữa thừa, đang bị bong tróc. Các lớp rêu mốc, bụi bẩn được mài sạch. Các khu vực lồi lõm, bị nứt nẻ cần được trám trước.

Bên cạnh bề mặt thi công, chúng ta cần chuẩn bị về:

+ Nguyên vật liệu đầy đủ phục vụ hoạt động chống thấm dột

+ Máy xịt, bình xịt, con lăn, bay trát vữa và các loại dụng cụ khác

+ Nhân lực đầy đủ, khỏe mạnh có kinh nghiệm

1.2 . Tạo lớp lót
Trước khi dán màng tự dính, chúng ta cần tạo lớp lót cho bề mặt thi công. Thông thường, có thể sử dụng sơn lót Bitum gốc dung môi Polyprime. Dùng con lăn, quét 1 lớp mỏng với định mức từ 0.3 – 0.4 lít/m2. Đợi khô lớp lót trước khi xử lý lớp tiếp theo.

1.3 . Dán màng chống thấm tự dính
Chỉ thực hiện khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn. Chúng ta sẽ thi công chống thấm bằng màng tự dính theo tuần tự sau:

+ Trải cuộn màng tự dính ra. Chiều dài màng khớp với chiều dài diện tích thi công. Cắt màng theo kích thước mong muốn với độ rộng theo yêu cầu.

+ Căn tấm màng với diện tích thi công xem đã khít chưa. Nếu chưa cần điều chỉnh lại cho chuẩn.

+ Bóc lớp vỏ silicon ra rồi dán trực tiếp màng xuống bề mặt đã quét sơn lót. Yêu cầu diện tích chồng mí tối thiểu là 5cm. Dùng con lăn miết đều tay từ giữa ra hai mép để tránh tụ không khí.

+ Láng vữa hỗn hợp xi măng + cát lên trên để bảo vệ màng tự dính vừa dán.

+ Đợi vữa khô, nghiệm thu, hoàn thiện công trình.

Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Dùng màng tự dính chống thấm nhà vệ sinh
Dùng màng tự dính chống thấm nhà vệ sinh

2.Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika

Là vật liệu chống thấm dạng lỏng. Các loại hóa chất chống thấm có khả năng thẩm thấu khá tốt và tạo tinh thể liên kết vững chắc cho công trình.

So với hoạt động chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm. Thì giải pháp này được đánh giá là dễ thực hiện hơn. Bên cạnh đó, nó còn được công nhận bởi nhiều ưu điểm như:

+ Hiệu quả xử lý tối ưu, bền vững

+ Lớp màng chống thấm tồn tại vĩnh cửu cùng công trình

+ Độ bền cao

Sau đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

2.1 Vật liệu sử dụng chống thấm gồm có

  • Sikatop Seal 107: Vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi
  • Sikaflex Construction: Chất trám nhét khe đàn hồi
  • Sikagrout 214-11:  Vữa rót không co ngót
  • Sikatilebond Gp: Keo vữa dán gạch nền nhà
  • Sika Tile Grout: Vữa trám khe gạch

2.2 Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh

Bước 1: Vệ sinh, làm sạch bề mặt

  • Đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ, không dính dầu mỡ, tạp chất.
  • Nếu có yêu cầu về tạo dốc thì thi công Sika Latex TH trên bề mặt bê tông (Sika Latex TH pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 và trộn với bê tông)

Bước 2: Tiến hành bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống thoát sàn nhà vệ sinh

Bước 3: Rót vữa Sikagrout quanh khu vực cổ ống đã được bơm Sikaflex Construction AP

Bước 4: Trộn Sikatop Seal 107:

  • Đổ từ từ thành phần bột vào thành phần lỏng được chứa sẵn trong một thùng sạch
  • Dùng khoan  điện khuấy đều với tốc độ thấp
  • Bắt đầu thi công Sikatop Seal 107 lớp 1 bằng bay hoặc bằng cọ với định mức là 2kg/m2/lớp.
  • Chờ khoảng 4 giờ để lớp thứ nhất khô, rồi tiến hành quét lớp thứ 2
  • Chờ khoảng 12 giờ để lớp thứ 2 khô, sau đó thi công ốp dán gạch bằng Sikatilebond Gp

Bước 5: Thi công ốp gạch, lát nền nhà vệ sinh bằng vữa dán gạch Sikatilebond Gp

  • Dùng 5 phần Sika Tilebond GP với 1 phần nước (theo khối lượng).
  • Trộn đều bằng bay tay. Với khối lượng trộn lớn thì dùng cần trộn điện ở tốc độ thấp
  • Thi công với bay răng cưa cắt chữ “V” cho gạch nhỏ.
  • Thi công với bay răng cưa cắt hình vuông cho gạch lớn.

Bước 6: Thi công trám khe gạch bằng Sika Tile Grout

  • Cho bột vào nước sạch và trộn cho đến khi đạt được độ sệt giống như kem
  • Phải đảm bảo hỗn hợp không bị lợn cợn
  • Dùng chổi, bàn chải hay là miếng bọt biển đưa vữa vào trong khe khô (Không cần phải làm ẩm khe trước khi thi công Sika Tile Grout )
  • Dùng mẩu gỗ bé để nén vữa xuống khe
  • Dùng miếng bọt biển ẩm để bỏ hết vữa dư thừa trên mặt gạch
  • Khi đã khô lấy miếng vải khô để đánh bóng lại.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Chống thấm nhà vệ sinh triệt để hiệu quả
Chống thấm nhà vệ sinh triệt để hiệu quả

III. Tại sao nên lựa chọn đơn vị Nhà Mới

Việc thấm dột trong nhà vệ sinh chắc chắn sẽ gây khó chịu và bất tiện cho người sử dụng.

Hy vọng thông qua bài viết vừa rồi quý khách đã có một kiến thức nền về chống thấm nhà vệ sinh. Để từ đó có thể áp dụng cho ngôi nhà của mình.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0886 920 886 để được tư vấn miễn phí.

Công ty cổ phần kiến trúc Nhà Mới là đơn vị đi đầu về lĩnh vực xây nhà trọn gói, cải tạo sửa chữa nhà, thiết kế và thi công nội thất.

Công ty chúng tôi có đầy đủ đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư lâu năm, giàu nhiệt huyết sẵn sàng đáp ứng được những tiêu chí của khách hàng.

Với kinh nghiệm đã thiết kế và thi công hơn 1000 công trình, chúng tôi hiểu được những trăn trở của khách hàng. Luôn lắng nghe và trở thành người bạn đáng tin cậy của khách hàng là những gì mà chúng tôi đang hướng tới.

Công ty cổ phần kiến trúc Nhà Mới – Nơi khẳng định giá trị thương hiệu Việt.

Công ty cổ phần kiến trúc Nhà Mới

Đia chỉ: Số 39 lô A32 khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Hotline: 0886 92 0886

Email: xaydungnhamoi.vn@gmail.com

Websitehttps://xaydungnhamoi.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status