Cho tôi một bất động sản hạng ba, tôi làm nó biến thành bất động sản hạng nhất” Trích: Nguyên Tổng Thống Donald Trump.
Có thể nói đầu tư vào bất động sản là một khoản đầu tư khôn ngoan. 90% tỷ phú trên thế giới đều đầu tư vào bất động sản. Nhưng không phải ai cũng đủ kiến thức và tài chính để đầu tư bất động sản, việc sở hữu được một mảnh đất nhỏ và xây dựng cho mình một ngôi nhà là cả một vấn đề lớn lao. Chính vì thế nhiều người đã lựa chọn những mẫu nhà cấp 4, mẫu nhà gác lửng để tiết kiệm chi phí xây dựng.
Vậy mẫu là gác lửng là gì mà lại được nhiều người lựa chọn như vậy hãy cùng Nhà Mới tìm hiểu nhé.
I. Nhà gác lửng là gì?
Nhà gác lửng là tên gọi khác của nhà gác xép hay tầng lửng thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Ý (mezzano). Nói một cách dễ hiểu thì gác lửng là một tầng trung gian ở vị trí giữa các tầng trong căn nhà. Chính vì vậy gác lửng không được tính vào số tầng của căn nhà. Thông thường gác lửng là những căn hộ có diện tích nhỏ hẹp hoặc bị hạn chế về chiều cao. Những căn gác lửng sẽ giúp bạn gia tăng được diện tích sử dụng.
=>=>=> Xem Thêm: Nhà Mái Thái là gì?
II. Ưu nhược điểm của nhà gác lửng
2.1: Ưu điểm nhà gác lửng
– Tiết kiệm chi phí: So với nhà 2 tầng, 3 tầng thì chi phí để xây thêm tầng lửng chỉ bằng ⅓ so với việc xây thêm tầng.
– Mở rộng thêm không gian, diện tích sử dụng.
– Tiết kiệm thời gian: Thiết kế các mẫu nhà gác lửng khá là đơn giản nên quá trình thi công và xây dựng sẽ nhanh chóng, tốn ít nhân công hơn.
2.2. Nhược điểm của nhà gác lửng
Ngoài những ưu điểm trên thì mẫu nhà gác lửng cũng sẽ tồn tại nhiều điểm bất cập như:
– Ánh sáng: Việc bố trí ánh sáng cho mẫu nhà này sẽ khó khăn hơn bởi sự hạn chế về chiều cao. Đặc biệt những mẫu đèn chùm, đèn dạng thả cần được cân nhắc vị trí để đảm bảo thẩm mỹ, làm sao để cấp đủ ảnh sáng cho toàn bộ căn nhà mà không gây ảnh hưởng bất tiện đến quá trình sinh hoạt.
– Nóng: Gác lửng là không gian tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nếu không không muốn bị nướng khô trong chính ngôi nhà của mình gia chủ cần cân nhắc chú trọng đến các biện pháp, sản phẩm chống nóng.
– Nội thất: Với diện tích hạn hẹp gia chủ cần tính toán kỹ lưỡng kích thước các đồ vật trong nhà bố trí sao cho hợp lý. Nếu bạn không phải là người có gu thẩm mỹ tốt hãy tham khảo các kiến trúc sư để ngôi nhà được hoàn hảo nhất.
III. Những điều cần lưu ý khi xây nhà gác lửng.
3.1. Quy định về xây dựng
– Diện tích xây dựng gác lửng không được vượt quá 80% so với diện tích đất của tầng trệt.
– Chiều cao từ nền tầng trệt tính tới sàn lầu 1 không được cao hơn 5m8 và không được thấp hơn 5m.
3.2. Phân loại gác lửng
Gác lửng được chia làm 4 loại:
– Gác lửng phía sau: thường được thiết kế cho nhà liền kề, nhà phố.
– Gác lửng phía trước: được đánh giá tốt nhờ sự phá cách và tính thẩm mỹ cao.
– Gác lửng bên hông: yêu cầu không gian rộng rãi với diện tích lớn.
– Gác lửng trong phòng: thường được thiết kế thành phòng làm việc, tận dụng tối ưu không gian.
3.3. Xác định rõ mục tiêu, chức năng của gác lửng
Gia chủ sẽ lựa chọn gác lửng để làm phòng khách, phòng ngủ, hay một nơi để thư giãn giải trí. Mục đích sử dụng khác nhau sẽ ảnh hưởng nhiều đến bản thiết kế. Tuy nhiên diện tích xây dựng căn gác lửng lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng 1 phần đến không gian và mục đích sử dụng của gia chủ.
3.4. Xác định rõ kích thước, vị trí của gác lửng trong nhà
Kích thước, vị trí của gác lửng sẽ phụ thuộc vào không gian chung của ngôi nhà. Đặt ở đâu sao cho hợp lý tránh trường hợp khiến ngôi nhà trở lên bí bách, kích thước của gác lửng sẽ phụ thuộc vào diện tích tầng 1 của gia chủ. Tốt nhất bạn nên lựa chọn 1 đơn vị thiết kế riêng cho ô đất của nhà bạn.
3.5. Chú ý về chiều cao của gác lửng.
– Nhiều người thường nghĩ xây gác lửng cao lên sẽ giúp ngôi nhà nhìn thoáng hơn, cảm giác rộng rãi hơn.
– Tuy nhiên, việc xây dựng gác lửng quá cao sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của ngôi nhà, khiến ngôi nhà trở lên kém chắc chắn, tạo cảm giác không an toàn cho gia chủ.
– Chiều cao từ sàn tầng 1 đến gác lửng chỉ rơi vào khoảng 2m5 – 2m8.
3.6. Chú ý đến gian dưới tầng 1.
Không gian dưới sàn tầng 1 sẽ là khoảng không gian sinh hoạt chính của gia đình. Chiều cao ở đây cũng giao động tự 2m5 -2m8. Với chiều cao của căn nhà gác lửng cấp 4 thường sẽ không có 1 quy chuẩn nào cả. Kĩ thư sẽ thiết kế sao cho ngôi diện tích ngôi, các đồ đạc trong nhà được sắp xếp một cách hợp lý.
3.7. Vị trí và kết cấu của cầu thang.
Vị trí và kết cấu cầu thang vô cùng quan trọng, đặt sao cho thuận tiện đặt sao cho không ảnh hưởng đến diện tích sinh hoạt chung, tránh làm vướng víu cho ngôi nhà.
Có nhiều kiểu dáng phong cách và kiến trúc khác nhau để gia chủ có thể lựa chọn. Ngoài ra dưới chân cầu thang chúng ta vẫn có thể tận dụng làm tủ đồ, để tivi …
3.8. Nhiệt độ và lưu thông khí của gác lửng
– Gác lửng thường có nhiệt độ cao và lưu thông không khí không được tốt do diện tích sử dụng nhỏ, kèm theo phải chịu sức nóng trực tiếp đến từ mái nhà nên cần lưu ý đến các giải pháp chống nóng, cách nhiệt.
– Thiết kế cửa sổ hay các hệ thống lưu thông gió để tạo không khí mát mẻ và thoải mái cho không gian gác.
3.9. Ánh sáng cho căn nhà
Ngôi nhà sẽ trở lên trong trẻo hơn khi đón được ánh sáng tự nhiên và một phần nào đó sẽ giúp tiết kiệm chi phí chiếu sáng. Thiết kế giếng trời và cửa sổ sẽ giúp ngôi nhà trở lên sáng sủa và mát mẻ hơn.
3.1.0. Vấn đề về nội thất.
Việc lựa chọn nội thất cho một không gian nhỏ hẹp sẽ khó khăn hơn. Bạn sẽ cần chú ý đến từng vị trí địa điểm để đặt món đồ. Những món đồ quá lớn hoặc không cùng phong cách sẽ khiến ngôi nhà trở lên xấu xí. Nên ưu tiên những đồ dùng gọn nhẹ dễ di chuyển, và không tạo áp lực quá lớn lên sàn gác.
IV. Trên đây là những vấn đề bạn cần lưu ý khi tham khảo lựa chọn xây dựng mẫu nhà gác lửng. Hãy lựa chọn cho mình 1 đơn vị thi công chuyên nghiệp. Còn nếu bạn vẫn đang chưa tìm được đơn vị thi công công ưng ý thì Xây Dựng Nhà Mới xin phép tự ứng tuyển. Với hơn 8 năm kinh nghiệm xây dựng hơn 1000+ căn hộ từ Nam ra Bắc chúng tôi tự tin đáp ứng những yêu cầu dù khó tính nhất.